Nét độc đáo trong cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản

Nhật Bản- một quốc gia giàu bản sắc dân tộc. Trải qua những biến đổi của lịch sử và sự phát triển nhanh chóng không ngừng. Nhưng nét văn hóa dân tộc độc đáo, vẫn được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Bài viết này, mời các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nét độc đáo trong cách thưởng thức trà đạo của người Nhật Bản.


trà đạo Nhật Bản

Người Châu Á chúng ta nói chung và người Nhật Bản nói riêng đều có chung sở thích uống trà. Tùy theo mỗi nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, mà cách thưởng thức trà sẽ khác nhau.
Việt Nam thưởng thức trà theo cách người Việt Nam, người Nhật Bản thưởng thức trà theo kiểu người Nhật Bản. Đó chính là nét văn hóa, là bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia làm nên thương
hiệu của mỗi quốc gia đó. Nghệ thuật trà đạo tại Nhật Bản, được phát triển từ cuối thế kỷ 12. Vào khoảng những năm từ 1141 đến 1215, có một vị cao tăng người Nhật tên là Eisai đã sang Trung Hoa học đạo.

Trong suốt thời gian học đạo cho đến khi kết thúc trở về, vị cao tăng này đã đem một số hạt trà về trồng tại sân chùa. Trải qua thời gian nghiên cứu và thử nghiệm thực tế, vị cao tăng đã viết ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” mang ý nghĩa về cách uống trà và công dụng khi thưởng thức. Đặc biệt là hương vị trà vô cùng thu hút người thưởng trà. Nét đặc sắc trong phong cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản chính là sự kết hợp độc đáo từ cách pha, cách uống đến nghi thức uống trà. Đã tạo nên phong cách uống trà của người Nhật Bản. Để thưởng thức trà đạo hoàn chỉnh, thì người Nhật phải tiến hành các bước sau:

Bước thứ nhất: Nước pha trà – Nước pha trà chỉ khoảng từ 80 độ đến 90 độ và người Nhật
không bao giờ lấy nước sôi 100 độ hay nước đang sôi để pha trà. Vì như thế, nước trà sẽ đẹp mắt hơn.

Bước thứ hai: Làm ấm dụng cụ pha trà và chén uống trà – Trước khi pha trà, chén uống trà và ấm pha trà phải được tráng bằng nước sôi ở trong bình thủy tinh. Mục đích là làm ấm dụng
cụ pha trà và chén uống trà. Sau đó, sẽ lau khô bằng khăn để sử dụng.

Bước thứ ba: Pha trà – Thông thường người ta hay sử dụng loại trà xanh trung bình để pha. Với loại trà này, người ta thường pha làm 3 lần:

Lần 1: Chỉ sử dụng nước nóng khoảng 60 độ để pha trà. Với nhiệt độ này, thì phải ngâm trà khoảng 2 phút để cho trà ngấm thì mới rót ra mời khách. Để có được nhiệt độ khoảng 60 độ đó thì người ta phải rót nước sôi từ bình thủy tinh ra một bình trà khác nhằm cho giảm nhiệt độ như yêu cầu để pha trà.

Lần 2: Lúc này khi trà đã ngấm và nở, thì người pha trà phải dùng nước có nhiệt độ khoảng 80 độ để pha và chỉ cần để khoảng 40 giây là có thể rót ra mời khách được

Lần 3: Cũng pha tương tự như lần 2, chỉ có điều là nước pha ở lần 3 này khoảng 90 độ C.

Lưu ý: Lượng nước pha trà của mỗi lẫn sẽ chỉ đủ rót ra cho khách. Không nên pha quá nhiều nước hay ít nước làm chè quá loãng hay quá đặc.

Bước thứ tư: Rót trà – Để tránh tình trạng rót trước rót sau khiến độ đậm nhạt của trà khác nhau. Vì thế, trước khi mời khách người rót trà thường rót lần lượt vào mỗi chén khoảng 1/ 3 chén. Sau đó sẽ rót lần thứ 2 nhưng không phải rót xuôi mà rót ngược lại. Mỗi lần rót đều ngược nhau đến khi đầy chén. Nhằm mục đích cho vị trà đều ở các chén. Sau đó mới đem ra mời khách.

Bước thứ năm: Uống trà – Để tăng thêm hương vị của trà, nên trong quá trình uống trà
người Nhật thường sử dụng thêm một số loại bánh ngọt. Trước khi uống, tất cả người uống trà phải ăn hết bánh trong miệng mới được uống trà để cảm nhận được vị ngon của trà xanh hơn.

Đó chính là phong cách độc đáo trong cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Đây chính là nét văn hóa trong con người xứ sở hoa anh đào vẫn được gìn giữ và lưu truyền cho tới ngày nay.