Tìm hiểu về chương trình kỹ sư Nhật Bản trong năm 2020

Chương trình kỹ sư Nhật Bản là gì? Đi XKLĐ Nhật Bản có nên chọn chương trình kỹ sư không? Cụ thể mức lương và chi phí ra sao? Tất cả những thông tin về chương trình kỹ sư Nhật Bản được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.
1. Điều kiện đi Nhật theo diện kỹ sư
Độ tuổi: 23-30
Sức khỏe: Đủ điều kiện sức khỏe tham gia chương trình xuất khẩu, không mắc các bệnh cấm XKLĐ Nhật Bản. Ưu tiên người lao động có sức khoẻ tốt, thích nghi nhanh với môi trường
Bằng cấp: Tốt nghiệp đại học chính quy liên quan đến chuyên ngành lựa chọn đi Nhật
Kỹ năng: – Có kỹ năng phân tích, đánh giá
+ Nhanh nhẹn, thông minh, chăm chỉ, chịu khó
+ Có kỹ năng quan sát trong công việc.
2. Mức lương và chi phí đi theo diện kỹ sư
Mức lương
Do đây là diện chương trình yêu cầu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn nên mức lương thuộc cực cao, từ 40 triệu trở lên ( chưa tính làm thêm), tùy thuộc vào năng lực và hiệu suất làm việc của lao động.
Chi phí
+ Phí khám sức khỏe
Giấy khám sức khỏe: Người Nhật yêu cầu thực tập sinh phải đáp ứng được các điều kiện sức khỏe để đi xuất khẩu lao động, do đó tất cả những ai đăng ký tham gia chương trình này đều phải khám sức khỏe sàng lọc trước khi thi tuyển.
+ Tiền Dịch Vụ
Đây là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Tiền môi giới
Là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động.
Tiền môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng mới.
3. Ưu và nhược điểm của chương trình kỹ sư
Ưu điểm:
+ Lương cao: từ 40 triệu trở lên (chưa tính làm thêm)
+ Có cơ hội thăng tiến và làm việc lâu dài tại Nhật
+ Được bảo lãnh người thân sang Nhật
+ Về nước hay ở lại Nhật đều có cơ hội công việc tốt
Nhược điểm:
+ Yêu cầu lao động phải có trình độ đại học, cao đẳng chính quy
+ Tiếng Nhật N4 trở lên
Vì vậy, đối tượng tham gia có sự chọn lọc, bị hạn chế, không phải ai cũng có thể tham gia.