Môn võ Sumo – Giá Trị Văn Hóa Nhật Bản

Sumo ra đời như thế nào?



Theo các tài liệu lịch sử của Nhật Bản ghi chép lại, môn võ Sumo ra đời cách đây khoảng 1500 năm.

Ban đầu Sumo ra đời với ý nghĩa là một nghi lễ tôn giáo. Thông qua những trận đấu Sumongười Nhật cổ sẽ tiên đoán cho vụ mùa sắp tới có bội thu hay không và cũng để xem ý trời thế nào.Tới khoảng thế kỉ thứ XI, môn võ dân gian này đã trở thành một nghĩ lễ cung đình.

Trong giai đoạn các võ sĩ Samurai nắm quyền điều hành chính trị (kể rừ sau thế kỷ XII) thì Sumo đã trở thành một môn vo với nhiều kỹ thuật được ứng dụng trong chiến đấu.

Vào thời kỳ Edo (1603 – 1868) các cuộc thi đấu Sumo đã trở thành một môn diễn trong các lễ hội tại các ngôi đền. Mãi cho đến tận giai đoạn cuối của thời kỳ Minh Trị (1868 – 1912) thì Sumo mới lần đầu tiên được gọi là một môn thể thao dân tộc. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, Thiên hoàng ngày càn được tôn sùng, và cũng kể từ đó Sumo, từ chỗ là một nghi lễ trong cung đình đã trở thành một môn thể thao dân tộc và được duy trì cho tới tận ngày nay.

Nguyên tắc một trận đấu võ Smo

Trước khi bước vào một giải đấu tại Niigata, các võ sĩ sẽ buộc một tấm vải quanh mình để tiến vào võ đài trong sự trang trọng và thực hiện nghi lễ Dohyo – iri.

Trong môt vật Sumo thì người thắng là người đẩy được đối thủ ra khỏi vòng tròn (dohyou) hoặc làm cho một bộ phận trên người đối thủ (trừ lòng bàn chân) chạm xuống đất. Còn một điều thú vị nữa là mỗi khi bước vào trận đấu, các võ sĩ thường tung muối lên khắp võ đài để xua đuổi ma quỷ và chứng minh mình trong sạch.

Những pha đụng độ đầu tiên sẽ là những cái ôm sấm sét! Để chiến thắng, các võ sĩ cần phải đẩy ngã đối thủ hoặc đẩy họ ra khỏi “dohyo” hay vòng tròn trên võ đài. Chỉ được phép kéo dây đai Mawashi của đối thủ, không được phép kéo dây đeo quanh háng. Cuộc đấu diễn ra ngắn nhưng cường độ cao, hầu hết chỉ dưới 1 phút.

Những Gyoji lớn tuổi mặc trang phục truyền thống đứng bên cạnh và làm công việc trọng tài. Nếu bất cứ võ sĩ nào có dấu hiệu mệt mỏi hay bế tắc, Gyoji sẽ động viện họ.

Sumo mang đậm giá trị văn hóa Nhật Bản

Những nguyên tắc vàng trong môn võ Sumo đã cho thấy tinh thần nhân văn cao cả của văn hóa Nhật Bản.Người Nhật luôn biết tôn trọng đối thủ và ngay thẳng. Họ sẽ không làm hại đối thủ của mình bằng những thủ thuật thấp hèn và không đàng hoàng.

Cùng với đó mỗi trận đấu Sumo là một lần tinh thần mãnh liệt của người Nhật được nâng cao. Họ quyết liệt ngay từ những giây phút đầu tiên, họ sẵn sàng lăn xả vào trận quyết chiến với tinh thần cao nhất và được chuẩn bị chu đáo nhất.

Và đặc biệt bản lĩnh và sự kiên cường của người Nhật được thể hiện rõ nét trong hình ảnh của những anh chàng Sumo. Bởi không phải đơn giản để có thể trở thành một Sumo chuyên nghiệp và được thừa nhận. Quá trình rèn luyện của họ vô cùng gian nan, đầy thử thách.

Như vậy có thể thấy, người Nhật đã truyền vào môn thể thao truyền thống những tinh thần, giá trị văn hóa tiêu biểu của người Nhật Bản. Và để người ta thấy được những nét truyền thống đó tới nay vẫn luôn được duy trì và phát triển bất chấp những công nghệ tiên tiến đang thống trị cuộc sống.

Hãy đến với Nhật Bản, đến với những giá trị văn hóa đặc sắc của quốc gia này. Bạn sẽ không phải hối hận về quyết định du học Nhật Bản của mình!

Để lại một bình luận